Nước cất 2 lần
5 sao / 3 Đánh giá
- Nhà sản xuất: Nước cất Lam Hà
- Mã sản phẩm: NCAT-0002
- Giá điểm thưởng: 0.0
- Tình trạng: Còn hàng
- 0 VNĐ
1. Giới thiệu nước cất Lam Hà
2. Nước cất là gì, nước cất được sản xuất như thế nào?
2.1 Thông số tiêu chuẩn nước cất Lam Hà
2.2 Quy trình làm nước cất
2.3 So sánh phân loại nước cất và những loại nước khác
3. Uy tín thương hiệu và giá nước cất Lam Hà
4. Công dụng của nước cất
4.1 Nước cất có uống được không
4.2 Nước cất tiêm y tế
4.2.1 Nước cất vô khuẩn chữa bệnh
4.3 Nước cất làm tản nhiệt mát hệ thống
4.4 Nước cất dùng để châm bình ắc quy
4.5 Nước cất chất tẩy rửa công nghiệp
4.6 Nước cất để chế nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm
4.7 Nước cất bảo quản chất lượng xì gà thơm ngon
5. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nước cất
Giới thiệu hoạt động động sản xuất nước cất Lam Hà
Bài viết ghi nhận dấu ấn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh nước cất của Cty Lam Hà. Lam Hà là công ty cổ phần kỹ nghệ chuyên sản xuất kinh doanh chủ lực nước cất và tinh dầu các loại. Trong nội dung bài viết này xin tập trung giới thiệu về sản phẩm nước cất do Lam Hà sản xuất
Nước cất là 1 trong 2 sản phẩm trọng tâm phát triển của Lam Hà cùng với tinh dầu các loại. Chúng tôi tự hào đi đầu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nước cất tại Việt Nam.
Mỗi năm Lam Hà cho ra thị trường hàng triệu lít nước cất đạt độ tinh khiết vô khuẩn cao. Nước cất Lam Hà với chất lượng uy tín và giá cả tốt nhất trên toàn quốc. Nước cất đạt độ tinh khiết cao phân làm 3 loại khác nhau dựa trên chỉ số SiO2, TDS và độ dẫn điện riêng của dung dịch (K).
Lam Hà xin giới thiệu và trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến nước cất. Trước tiên xin khái quát qua quy trình và hệ thống các bước sản xuất nước cất siêu sạch như thế nào. Nước cất có uống được không, có dẫn điện không, cách bảo quản ra làm sao. Phân loại nước cất và giá thành của mỗi loại và công dụng của nước cất như thế nào?
2. Nước cất là gì? Nước cất được sản xuất như thế nào?
Distilled water tiếng Anh dịch ra nước cất, đây là một sản phẩm nước đạt đến độ tinh khiết cao. Nước chưng cất được tạo ra bằng cách đun sôi nước (H20) dạng lỏng. Nước đạt độ sôi hóa thành hơi sau đó được ngưng tụ trong bình chứa trở lại dạng lỏng. Quá trình này được gọi là chưng cất nước và nó được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nước cất 3 lần là loại nước được chứng cất đạt độ tinh khiết vô khuẩn cao nhất. Nước bình thường sau một số quy trình lọc cơ bản được đem sôi ngưng tụ trở thành nước cất 1 lần. Tiếp tục nước cất lần 1 tiếp tục chưng cất thêm 2 lần nữa.
2 Tiêu chuẩn nước cất đạt độ quy chuẩn Việt Nam (qcvn) nước tinh khiết được áp dụng là:
- TCVN 4581-89
- Tiêu chuẩn nước tinh khiết trong Dược Điển 5. Nội dung Dược điển Việt Nam 5 bao gồm:
- Chuyên luận bào chế
- Chuyên luận Dược Liệu
- Chuyên Luận Vaccine
- Chuyên luận Hóa dược
2.1 Thông số tiêu chuẩn phân loại nước cất do Lam Hà sản xuất
Nước Cất 1 Lần | Nước Cất 2 Lần | Nước Cất 3 Lần |
1. Hàm lượng cặn, SiO2 mg/l ≤ 12. Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,053. Sunfat (SO4), mg/l ≤ 14. Colrua (Cl), mg/l ≤ 15. Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,036. Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,0017. Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,018. Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 29. pH 5,5-6,510. Độ dẫn điện riêng: µS/cm ≤ 5 11. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤3 |
1. Hàm lượng cặn SiO2, mg/l ≤ 0.022. Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,003. Sunfat (SO4), mg/l ≤ 0,44. Clorua (Cl), mg/l ≤ 0,025. Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,016. Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,00017. Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,0018. Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 0,009. pH 5,5-6,510. Độ dẫn điện riêng K, µS/cm ≤ 1 11. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤ 0,5 |
1. Hàm lượng cặn SiO2, mg/l ≤ 0.012. Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 0,13. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤ 0,05 |
Nước cất 1 lần có chất lượng tương đương với Nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 3 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987) | Nước cất 2 lần có thành phần chất lượng tương đương với Nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 3 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987)
|
Nước cất 3 lần có chất lượng tương đương với Nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 1 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987) Các chỉ tiêu thành phần hoá học của nước cất khác theo lý thuyết nhỏ hơn 100 lần so với nước cất 2 lần nhưng do thực tế vì nước cất 3 lần quá tinh khiết nên chưa có thuốc thử và phương pháp thực nghiệm đo đạc chính xác. |
2.2 Quy trình làm nước cất Lam Hà
- Lọc thô bùn, khoáng sắt, tảo và chất hữu cơ lơ lửng, chỉ số TDS thấp nhất nhất theo tiêu chuẩn.
- Chưng cất hoặc deion trong thiết bị sạch có giám sát chỉ số chất lượng đầu ra
- Đóng gói trong môi trường sạch, can nhựa sạch và chất lượng nhựa cao cấp HDPE không pha phụ gia đông cứng nhựa
- Quy trình đóng gói được xây dựng có kiểm tra chéo nội bộ để ổn định chất lượng
- Phân tích kiểm nghiệm định kỳ để giám sát chất lượng và ổn định hệ thống
Đây là 5 giai đoạn chính trong quy trình chưng nước cất đạt tiêu chuẩn tinh khiết Lam Hà thực hiện. Nước cất 3 lần Lam Hà sản xuất gần đạt đến độ tinh khiết cao nhất, lượng các chất rắn hòa tan hữu cơ và vô cơ gần đạt chuẩn bằng 0. Nước cất đạt điều kiện lý tưởng trong phòng thí nghiệm, y tế cần độ tinh khiết vô khuẩn cao, .Không làm biến đổi các chất, hay dẫn điện. TDS - Total Dissolved Solids là chỉ số các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước, có thể gây hại đối với sức khỏe con người.
2.3 So sánh nước cất, nước khoáng, nước tinh khiết, và nước từ máy lọc RO
Chất lượng nước cất, nước lò hơi, nước sinh hoạt, nước tinh khiết
Trước tiên cần phân biệt nước cất với nước lò hơi. Nước cất được sản xuất trên Dây chuyền sản xuất nước cất bằng thiết bị inox. Mục tiêu sản phẩm duy nhất là nước cất nên sau khi bay hơi được ngưng tụ, hứng ngay đầu vòi. Hệ thống dẫn nước cất không dùng các đường ống thẳng không vòng vèo cút nối, khó vệ sinh.
Do nước cất đạt được độ tinh khiết cao không chứa các tạp chất khác, không dẫn điện, Ph ổn định. Nước cất 2 lần là loại nước tiêu chuẩn chỉ định dùng cho phòng thí nghiệm y tế, dược phẩm và tinh dầu.
Nước cất có tính ứng dụng rất lớn vào việc nghiên cứu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm công nghiệp. Nó được chọn làm dung môi trong công nghiệp như ắc quy. Cũng như làm mát tản nhiệt két nước, các ngành công nghệ, kỹ thuật cao. Trong phòng thí nghiệm nước cất cũng được sản xuất bằng máy chưng cất thủy tinh.
Lò hơi được làm bằng thép, sắt, và các bộ phận ngưng bằng sắt, kẽm. Nước sau khi bốc hơi được trao đổi nhiệt, làm nóng các thiết bị khác rồi được thu hồi lại. Vì vậy nước lò hơi luôn bị nhiễm bẩn và không dủ chất lượng để gọi là nước tinh khiết.
Nước cất chất lượng tiêu chuẩn hóa lý TDS cao hơn nước cất lò hơi
Một số phương pháp khác như deion và thẩm thấu ngược RO cũng tạo ra loại nước tinh khiết. Tuy nhiên chất lượng nước tinh khiết kém hơn. Do nước cất bởi nước cất ngoài việc loại bỏ các khoáng chất và các chất hữu cơ. Và quá trình chưng nước cất được đun sôi ở nhiệt độ trên 100 oC.
Nước bay hơi kích thước nano được tiếp xúc với oxy không khí tạo phản ứng oxi hóa các kim loại. Quá trình oxi hóa này chuyển tiếp như sắt Fe 2 về Fe 3, Crôm Cr 3 về Crôm Cr 6. Vì thế nước cất luôn có chỉ số ôxi hóa thấp hơn, làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Crom 3.
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam TDS không được vượt quá 500 mg/l đối với nước ăn uống. Và không vượt quá 1000 mg/l đối với nước sinh hoạt. TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Vì vấn đề giá cả và tiêu chuẩn công nghệ thiết bị để sản xuất nước cất cao hơn nhiều. So với tiêu chuẩn sản xuất nước tinh khiết hay các loại máy lọc, lõi lọc RO gia đình không thể bằng.
Tiêu chuẩn TDS của nước tinh khiết đóng chai nhỏ hơn 10mg/l. Trong khi nước cất 1 lần Lam Hà <= 3mg/lít, loại 2 lần <=0.5mg/lít. Đặc biệt nước cất 3 lần <=0.05mg/lít. Nước cất 3 lần đạt độ tinh khiết cao nhất chỉ một số rất ít công ty như Lam Hà sản xuất.
3. Uy tín thương hiệu, giá nước cất và tinh dầu Lam Hà
Giá của nước cất Lam Hà giữ vị thế cạnh tranh nhất trên thị trường toàn quốc. Hệ thống dây chuyền sản xuất nước cất có 2 nhà máy chính ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chuẩn chất lượng nước cất tại Hà Nội HN và Tp HCM thống nhất chung theo tiêu chuẩn nhà nước quy định.
Nước cất của chúng tôi được cung ứng bán trên toàn quốc. Hiện nay công ty Lam Hà đã phát triển 60 hệ thống đại phân phối trên 40 tỉnh thành cả nước. Giá cả cũng như chất lượng của Nước cất và tinh dầu của chúng tôi đã có uy tín thương hiệu rộng khắp.
Nếu quý khách có nhu cầu tìm mua nước cất 2 lần ở đâu rẻ nhất tốt nhất?
Xin vui lòng liên hệ trực tiếp tại địa chỉ
Nước cất Lam Hà bán tại Hà Nội Hn - Khu vực Miền Bắc:
Cty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lam Hà - Trụ Sở Chính
Địa chỉ: 86 ngõ 101, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline +84 024.36250718
+ 84 97 503 1904
Mua nước cất tại Tp HCM - khu vực miền Nam:
Địa chỉ: 889/12 Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, Q7, TP HCM
Hotline: +84 903733293
+84 975031904
Lam Hà đang trong quá trình mở rộng thị trường tìm kiếm sự hợp tác. Đối với các đơn vị muốn làm đại lý, CTV phân phối nước cất, cũng như tinh dầu các loại. Nước cất, tinh dầu Lam Hà có giá cạnh tranh hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng, đại lý, CTV sỉ lẻ.
Hãy cập website lamha.com.vn để đặt hàng
4. Công dụng của nước cất, nước cất dùng để làm gì?
Với những nội dung trình bày tiêu chuẩn hóa lý và quy trình sản xuất thì nước cất được dùng làm gì? Nước cất được chia làm 3 loại tùy vào tiêu chuẩn và đòi hỏi đặc thù của công việc. Nước cất được ứng dụng trong khoa học nghiên cứu phân tích sắc ký lỏng HPLC hiệu năng cao, y tế chữa bệnh, dung môi pha chế.
Đặc biệt có những hoạt động nghiên cứu sản xuất, đòi hỏi nước cất phải là loại 3 lần. Đây là sản phẩm nước cất có chất lượng tốt nhất. Lam Hà phát triển quy trình chưng cất đặc biệt cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất. Các chỉ số SiO2, TDS, độ dẫn điện riêng K thấp nhất. Kết quả phân tích nước cất 3 lần Lam Hà đạt thông số tốt nhất so với những sản phẩm cùng loại của đơn vị khác.
4.1 Nước cất có uống được không?
Dựa vào qcvn nước mặt TCVN 4581-89 ISO và tiêu chuẩn nước tinh khiết trong Dược Điển 5. Nước cất được xếp vào loại nước có độ tinh khiết tốt nhất. Nước cất là loại nước sạch không màu, không mùi, không vị, chứa các khoáng chất và vi lượng của thiên nhiên. Được tiêu chuẩn hóa theo các Quy chuẩn của Việt Nam, như QCVN01, QCVN02-2009/BYT. Trong đó tổng chất rắn hòa tan TDS dưới 500mg/lít. Nước cất có thể sử dụng làm nước uống.
Khuyến cáo khi sử dụng nước cất để uống
Với tất cả các đặc tính tích cực, các bác sĩ không khuyến khích chuyển hoàn toàn sang nước cất. Một số lý do tại sao bạn không nên uống nước cất thường xuyên?
- Sản phẩm chưng cất là một dung môi tốt, nó đào thải các thành phần hữu ích ra khỏi cơ thể.
- Uống nước cất có thể gây nhiễm toan. Khi độ pH của máu giảm xuống dưới mức cho phép, cấu trúc tế bào bị phá vỡ do cơ thể bị axit hóa.
- Khi sử dụng sản phẩm nước chưng cất kéo dài, cơ thể sẽ thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng bị gián đoạn. Sự trao đổi chất chậm lại.
- Đặc biệt khi đói sẽ nguy hiểm trên nước cất. Cơ thể không được tự nhiên thích nghi để tiêu thụ sản phẩm chưng cất. Nước uống nhất thiết phải chứa các ion kim loại (magiê, canxi, kali, natri). Đồng thời bao gồm các phi kim loại (cacbon monoxit, sulfat, photphat) tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Vì vậy nước cất không phải là nước uống thay thế nước thường 1 cách thường xuyên.
- Sản phẩm nước chưng cất không thể làm dịu cơn khát dù uống nhiều hơn.
4.2 Nước cất tiêm dùng trong y tế, khám chữa và điều trị bệnh.
Nước cất khi được dùng khi pha chế thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học mạch vòng không no. Với tỷ lệ chất kháng sinh cỡ miligram thì việc loại bỏ các kim loại chuyển tiếp như Crom 3 rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo thuốc không bị thay đổi hoạt tính sinh học và tăng thời gian bảo quản thuốc. Vì thế nước cất dùng để làm để làm chất hòa tan thuốc để tiêm truyền cho bệnh nhân. Nước cất tiêm có giá thành rất rẻ.
Nước cất cũng dùng để sắc thuốc bắc trong việc điều trị bệnh. Vì nó không chứa các tạp chất hữu cơ, không gây ra các phản ứng làm biến đổi chất
4.2.1 Nước Cất dùng cho các bệnh nhân ung thư
Clo là chất hóa học chính được các nhà máy nước sạch dùng làm chất khử trùng, Nó được cho là an toàn và có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi trùng. Clo ngăn ngừa các bệnh lây lan thông qua nguồn nước. Tổ chức EPA Cục bảo vệ môi trưỡng Mỹ đã đặt ra mức clo an toàn là 4mg/1 lít hoặc 4 phần triệu. Việc này được giám sát cực kỳ chặt chẽ.
Bên cạnh tác dụng khử trùng của Clo, nhưng phản ứng của clo với một số hợp chất trong nước. Phản ứng có thể sản sinh ra DBP gây độc hại. Một số chuyên gia tin rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa nước dùng sinh hoạt hàng ngày, không tránh được việc Clo tồn dư trong nước. Clo có thể bay hơi, nhưng lượng tồn dư này cũng gây mùi khó chịu
Nước cất không chứa clo hoặc DBP. Không giống như các khoáng chất khác, clo có điểm sôi thấp hơn nước và DBP cũng vậy. Do đó, chúng được đun sôi riêng biệt trong quá trình chưng cất hoặc loại bỏ tạp chất thông qua bộ lọc carbon. Vì thế nước cất có thể dùng cho bệnh nhân ưng thư, theo chỉ định của bác sĩ
Chúng ta sẽ có những thắc mắc khi nghe quen với câu nói chất như nước cất. Với độ tinh khiết cao, nước cất thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Nước cất dùng pha chế hóa chất, làm dung môi phản ứng. Nó cũng dùng phục vụ nghiên cứu: chuẩn bị vi sinh và mẫu thuốc cho mô, cấy mô.
Trong lĩnh vực y tế, thường được dùng tại các bệnh viện, phòng khám, phòng mổ. Nước cất, nước vô khuẩn, nước tinh khiến dùng để rửa các dụng cụ y tế, vết thương hở. Nước cất dùng để rửa ruột ổ bụng dùng các máy xét nghiệm, điều chế biệt dược. Nước cất dùng trong việc thụt tháo vệ sinh đại tràng.
Nước cất là loại nước vô khuẩn loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Những vi sinh vật này vẫn tồn tại trong nước sinh hoạt thông thường. Tuy nhiên, ngay cả một lượng nhỏ vi khuẩn trong nước máy cũng gây ảnh hướng nhất định đối với hệ miễn dịch yếu. Như bệnh ung thư hoặc những người bị HIV/AidS, suy giảm hội chứng miễn dịch mắc phải.
Với thông số tiêu chuẩn của nước cất 1 lần, 2 lần, 3 lần ở đây. Lam Hà còn cung cấp thêm 1 sản phẩm nước cất 2 lần vô khuẩn dùng cho y tế chữa bệnh. Đây là loại nước cất vô khuẩn đáp ứng tiêu chuẩn cao hoàn toàn không chứa các tạp chấp hữu cơ Nuclease. Dùng cho các phòng thí nghiệm, hoặc các xét nghiệm nhanh chính xác có thể ứng dụng trong các bộ Kit Test Covid.
4.3 Nước cất dùng để tản nhiệt làm mát hệ thống
Nước cất dùng để làm loại tản nhiệt nước trong các hệ thống máy tính công nghiệp đời cao đắt tiền. Khác với nước máy thông thường, nó không chứa các chất rắn hữu cơ hòa tan, điện tích riêng cực nhỏ. Không có chất hữu cơ hòa tan, không gây ra rêu bám vi sinh vật phát triển. Không tạo thành cáu bẩn gây tắc hệ thống, hay sinh ra ma sát, phản ứng oxy hóa ăn mòn làm giảm hiệu suất hệ thống.
4.4 Nước cất dùng để châm bình ắc quy
Cũng chính nhờ 1 số tính chất kể trên, và độ Ph của nước cất < 6. Một số diễn đàn nổi tiếng về ô tô như otofun, cánh tài xế chia sẻ công thức của nước cất. Khi sử dụng nước sẽ bốc hơi và gốc axit vẫn bám trong lắc. Nếu châm thêm bằng nước axit pha loãng thì lâu dài nồng độ axit trong bình acquy sẽ cao, Pin sẽ nhanh rã lắc tuổi thọ ngắn. Nhưng tại sao các cửa hàng họ đều làm như vậy? Lý do nồng độ axit cao (trên 1.30) thì acquy khởi động động cơ nhạy, mạnh hơn và tèo sớm là đương nhiên.
4.5 Nước cất sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử
Vì nước cất là loại nước tinh khiết không chứa các tạp chất và điện tích riêng cực nhỏ. Các thiết bị linh kiện điện tử mỗi 1 vấn đề liên quan đến điện tích tĩnh điện dù nhỏ cũng có thể gây hại cho hệ thống. Nước cất đáp ứng chỉ số an toàn trong quá trình vệ sinh công nghiệp đối với các loại linh kiện này.
Vì nước cất không chứa các tạp chất, không gây ra phản ứng oxy hóa đối với kim loại. Vàng là 1 kim loại yêu cầu độ tinh khiết loại bỏ tạp nhất. Chinh vì vậy nước cất dùng làm chất tẩy rửa trong ngành kim hoàn, mạ vàng được ưa chuộng.
4.6 Nước cất để làm tinh dầu, mỹ phẩm chăm sóc da
Nước cất được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực y tế chữa bệnh, sản xuất công nghiệp, nghiên cứu thí nghiệm.. Vì nước cất có độ tinh khiết cao, không chứa các tạp chất, làm thay đổi tính chất hương liệu. Vì vậy nó được các nhà sản xuất, nước hoa, mỹ phẩm tinh dầu sử dụng. Đây cũng chính là 1 lợi thế chất lượng Công ty Kỹ nghệ Lam Hà tự sản xuất chủ động nguồn cung. Chính vì quy trình sản xuất khép này khiến cho chất lượng tinh dầu của Lam Hà có tiếng trên thị trường. Lợi ích đi kèm đi kèm đó là giá tinh dầu của Lam Hà rẻ có sức cạnh tranh với các thương hiệu tinh dầu ngoại nhập khác.
4.7 Nước cất dùng để bảo quản thuốc lá Xì Gà
Giá thành của những điếu xì gà rất đắt, người ta phải nghĩ cách bảo quản nó. Mùi vị điếu xì gà làm nên giá trị riêng, công đoạn bảo quản của nó cũng rất cầu kỳ. Nó được giữ trong những hộp, và tủ bảo quản được thiết kế đặc biệt. Để giữ cho hương vị của điếu xì gà không được biến chất. Điếu thuốc xì gà không được quá khô hoặc quá mềm.
Nước cất 2 lần thường được sử dụng để bù ẩm cho những điếu. Tại sao sử dụng loại nước cất 2 lần? Bởi vì giá trị của điếu thuốc xì gà giữ nguyên hương vị, đó như là 1 thú chơi để dành. Người ta chọn là do nước cất 2 - 3 lần, thứ nhất vì giá nước cất tinh khiết vô khuẩn rất rẻ. Và đặc biệt là chất lượng của nước cất không chứa tạp chất hữu cơ hòa tan, để lâu không bị biến chất.
5. Bảo quản và khuyến cáo sử dụng nước cất Lam Hà
- Nước cất được sử dụng trong môi trường phòng sạch các A, B, C, D tiêu chuẩn của nhà máy sản xuất
- Hạn sử dụng của nước cất có thể lên tới 2 năm trong điều kiện tránh ánh sáng trực tiếp
- Nước cất được đóng trong các can nhựa cao cấp HDPE không chứa phụ gia đông cứng nhựa
- Nước cất không mùi không vị chứa trong can nhựa cao cấp không bị thôi mùi chứa tạp chất
- Nước cất trong môi trường vô khuẩn sau khi khui nắp sử dụng trong 24h