Ngâm bồn trong nước ấm cũng làm tăng tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp. Đông y có câu "hoạt huyết- tiêu viêm", khi mạch máu được vận chuyển tốt hơn thì cũng đưa các kháng thể, bạch cầu đến các tế bào để chữa trị các khối viêm gây đau nhức. Trong những bồn tắm đó còn có những loài hương hoa của cây cỏ thảo dược bay lên và đi qua mùi, hơi thở xông vào hệ hô hấp khí quản, phổi, tác động qua niêm mạc truyền dẫn não bộ, thần kinh trung ương tác động đến trạng thái tâm lý, điều chỉnh nhịp tim và huyết áp cũng như kích thích các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ của nhân loại mà chúng ta, những thường dân cũng có điều kiện tương đối dễ dàng để tắm ngâm bồn hoặc tắm ngâm chậu cho em bé. Lam Hà xin được chia sẻ những lưu ý về cách lựa chọn dầu tắm ngâm bồn và ngâm chậu cho em bé để các bạn có thể áp dụng thực hành liệu pháp hương hoa.
- Dầu ngâm tắm thì thành phần đầu tiên cần quan tâm đó là chất tạo bọt trung tính cân bằng với pH sinh lý da nằm trong khoảng 5-6 là tốt nhất. Những loại chất tạo bọt chứa sodium kiềm tính (dẫn xuất kiềm tính từ dầu dừa) không tốt cho việc ngâm bồn bởi nó quá mạnh khi ta ngâm nước nóng lâu sẽ loại bỏ hết chất dưỡng ẩm tự nhiên của da dễ dẫn đến khô da. Những chất tạo bọt êm dịu trung tính cho da được dùng trong dầu tắm ngâm bồn ví dụ như amoni lauryl sunfate (dẫn xuất trung tính từ dầu dừa), cocamidopropyl betaine -CAPB (dẫn xuất hữu cơ từ dầu dừa), decyl glucoside (dẫn xuất hữu cơ từ tinh bột ngô). Rất nhiều chất tạo bọt được ghi là dẫn xuất từ dầu dừa nhưng bạn cần lưu ý là dẫn xuất trung tính hay dẫn xuất hữu cơ từ dầu dừa mới phù hợp với việc ngâm bồn nước. Dẫn xuất kiềm tính chứa Sodium (kim loại kiềm Natri) thì có thể chỉ dùng để tắm đứng rửa trôi nhanh với da thường, nếu da nhạy cảm thì nên tránh loại dầu tắm gội chứa Sodium.
- Thảo dược hoặc chất dữ âm. Vai trò chủ đạo của các chất này là giữ độ ẩm, làm se khít lỗ chân lông và khép lớp tế bào da có tác dụng làm đẹp cho da. Mặc dù chiết xuất thảo dược cũng trích ly được một phần tinh dầu của cây cỏ cũng có tác dụng chữa trị bệnh nhưng phần lớn của trích ly này là các chất nhờn tan trong nước của cây cỏ nên được xếp vào nhóm tính năng dưỡng ẩm cho da hơn là tính năng dược liệu.
- Tinh dầu và hương liệu.Vai trò của nhóm này sẽ đóng vai trò dược liệu tác động đến các vấn đề da liễu, hệ hô hấp và hệ tim mạch, thần kinh, não bộ như đã đề cập. Nó là vấn đến quan trọng nhất hay nói khác đi là trái tim của liệu pháp ngâm bồn trị liệu. Tinh dầu trong thân lá cây cỏ chính là kháng thể của cây để chữa trị chống lại sâu bệnh, chữa lành các vết thương cho cây, tinh dầu trong hoa, trái chín của cây cỏ lại là chất quyến rũ, dẫn dụ ong bướm, các loài thú đến để tạo phấn và mang các hạt giống trong quả cây đi gieo trồng khắp nơi để sinh tồn. Từ đó ta có thể phân ra thành 2 nhóm công dụng của tinh dầu và hương liệu:
- Nhóm chiết xuất từ thân, lá sẽ có tính năng diệt khuẩn, diệt nấm, nhóm chiết xuất từ hoa sẽ tác động lên thần kinh giải stress, tạo mùi hương quyến rũ.
Ví dụ như :
- Tinh dầu tràm trà, khuynh diệp, tràm gió để tắm ấm, ngừa ho, ngừa mụn, ngừa nấm.
- Tinh dầu hương thảo giảm đau đầu, tăng cường trí nhớ và ngừa nấm.
- Tinh dầu oải hương giải stress và ngừa mụn.
- Tinh dầu trà xanh ngừa mụn, săn da.
- Tinh dầu hoa tuy lip thư giãn.
- Tinh dầu hoa sen mang đến sự thanh tịnh, bình yên.
- Tinh dầu hoa bưởi tăng cường tuần hoàn máu.
- Tinh dầu nước hoa hỗn hợp các mùi hoa tạo sự quyến rũ. (hương liệu liệu tạo sự kiêu sa còn tinh dầu nước hoa thì tạo sự xích lại gần nhau).
Với những lưu ý như trên, hy vọng sẽ phần nào giúp được các bạn lựa chọn được một loại dầu tắm ngâm bồn phù hợp.