NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN GÂY GỈ VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU GIỮ ĐỐI VỚI CÁC DI VẬT VĂN HÓA CHẤT LIỆU HỢP KIM ĐỒNG
Ths. Lê Cảnh Lam (Viện Khảo cổ học)
GS.TS. Nguyễn Trọng Uyển (Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN)
I. MỞ ĐẦU
Công tác bảo quản các di vật văn hóa khác với bảo quản các cấu kiện, vật dụng thông thường ở chỗ chỉ loại đi những yếu tố gây hại và giữ lại các yếu tố lưu giữ giá trị lịch sử như lớp gỉ bền (patina), các dấu vết kỹ thuật chế tác trên hiện vật. Hiện vật văn hóa thường bị gỉ nặng nhiều khi đến tận lõi nên biện pháp bảo quản cũng khác, đòi hỏi phải tỉ mỷ, nhẹ nhàng. Do sự thay đổi của quá trình chôn lấp hiện vật như trên mặt đất, chôn vùi, sự thay đổi thành phần của mực nước ngầm, đa chất của môi trường chôn cất tạo ra sự phong phú của các loại rỉ trên một di vật. Mục tiêu bảo quản của các cấu kiện, vật dụng thông thường về thời gian chỉ là một vài chục năm, nhưng đối với di vật văn hóa là lâu dài cho muôn đời sau. Các cấu kiện không cần phải trưng bày nên có thể sơn quét, đóng gói... để hạn chế tiếp xúc với môi trường còn các di vật thì bảo quản sao cho hiện vật có thể trưng bày được.
Di vật văn hóa đồng của Việt Nam thì tuyệt đại đa số là dạng hợp kim như Cu-Sn; Cu-Pb-Sn; Cu-Sn-Pb; Cu-Zn... (với tiêu chí hàm lượng nguyên tố ≥ 1% được cho là hợp kim; thứ tự viết các nguyên tố giảm dần theo hàm lượng trong hợp kim). Kỹ thuật đúc (tỷ lệ thành phần, kỹ thuật tôi, luyện), kỹ thuật chế tác (đúc, gò, miết láng, rập, đánh bóng...). Môi trường lưu giữ hiện vật sau khi bảo quản như trong nhà, trong tủ kính, ngoài trời, dưới nước ngọt, dưới nước biển, nằm nửa nổi nửa chìm trong đất, nhiệt độ, độ ẩm... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến sự bền vững của hiện vật.
Chúng tôi xác định tốc độ ăn mòn bằng phương pháp tổn hao khối lượng và phương pháp vi tư liệu chuẩn đoán hình ảnh phóng đại để xây dựng cơ chế ăn mòn và xác định tốc độ ăn mòn, từ đó có cơ sở nâng cao chất lượng bảo quản di vật văn hóa.
Bài tạp chí hóa học ăn mòn đồng này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình ăn mòn đồng.
Tải về : tai-ve?file=hoa hoc an mon dong.doc