DẤU VẾT KHU LUYỆN SẮT THỜI LÊ Ở ĐỊA ĐIỂM 62-64 TRẦN PHÚ, HÀ NỘI
Lê Cảnh Lam
Hà Văn Cẩn
Lại Văn Tới
Viện Khảo cổ học
Địa điểm 62-64 Trần Phú, Hà Nội đã được khai quật lần thứ 2 năm 2008-2009 với tổng diện tích 2626m2, tầng văn hoá dày trung bình 3,5m-3,8m kéo dài từ thời Lý đến hiện tại. Tại đây đã phất hiện được một số dấu vết liên quan đến việc luyện sắt, xin được giới thiệu như sau:
1. Phân bố của khu vực luyện sắt
2. Các di vật liên quan đến luyện sắt
Tại đây đã phát hiện được 4-5 cục xỉ sắt có kích thước 5cm-12cm, một số đĩa đất nung còn dính vết sắt, các viên đạn sắt cỡ nhỏ được tìm thấy thành cụm, cụm các viên đạn đá nằm trong khu vực kết vón rỉ sắt. Ngoài ra còn phát hiện được một số nồi đúc kim loại làm bằng gạch chịu lửa hiện đại, có khả năng thời kỳ ở đây là Nhà máy thiết bị bưu điện cũng đã tiến hành việc đúc các chi tiết máy.
3. Một số nhận xét
Tuy các di vật như quặng sắt, rỉ sắt chưa phát hiện được nhiều có thể do mới chỉ khai quật vào phần rìa, khu vực trung tâm có thể còn nằm ở phía bên ngoài đường Trần Phú nhưng các yếu tố về rỉ sắt, các mảng đất kết vón rỉ sắt đã cho thấy dấu hiệu rõ ràng về một khu vực luyện sắt.
Về niên đại khu luyện sắt này có niên đại vào khoảng thế kỷ 15-17 trước khi khu đất này bị bỏ hang và trở thành bãi tha ma và rồi sau này là chân tường thành- hào thành thời Nguyễn.
Điểm đáng chú ý nữa là lớp đất màu xám đen là vết dư của carbonat canci (CaCO3)- một chất phụ gia vô cùng quan trọng làm hạ điểm chảy và tăng hiệu suất thu hồi quặng sắt (Với kỹ thuật luyện quặng sắt hiện đại người ta phải thêm silic (dạng SiO2) và canci (dạng CaCO3 hoặc đôlomit CaCO3.MgCO3) để làm chất tạo xỉ và trợ dung).